Brand image là gì? Quan trọng ra sao đối với doanh nghiệp?

Brand image là gì mà bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nào cũng cố gắng xây dựng? Cùng tìm hiểu vai trò, tầm quan trọng và cách thức mà mọi doanh nghiệp xây dựng Brand image thì bạn sẽ hiểu hết về khái niệm này. Tất cả sẽ có trong phần trình bày sau, chúng ta hãy xem qua nhé!

Brand image là gì? Các thông tin liên quan

Brand image được hiểu là hình ảnh thương hiệu. Đây là sự kết hợp mang tính sáng tạo những yếu tố hình ảnh đồng nhất với ngôn ngữ và thông điệp với thương hiệu. Để từ đây, khách hàng có thể dễ dàng liên tưởng và nhận biết được thương hiệu. Brand image cũng là yếu tố quyết định đến sự thành công của các chiến lược truyền thông thương hiệu.

Brand image được phản ánh hữu hình trên các poster quảng cáo, card visit, bao bì, website… Vì vậy, chúng ta thấy rằng, một thương hiệu có thể có một hoặc nhiều hình ảnh. Chỉ cần thông qua đây, người tiêu dùng có thể nghĩ đến thương hiệu và những giá trị mà doanh nghiệp xây dựng. Mà điều này phụ thuộc vào chiến lược truyền thông liên tiếp và cách sáng tạo hình ảnh thương hiệu.

Việc xây dựng Brand image là cả một quá trình dài mà doanh nghiệp nỗ lực tạo dựng đặc trưng riêng và chỉ họ mới quyết định thương hiệu ra sao để khách hàng nhận diện được. Đặc biệt là gây ấn tượng để định vị được thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Tổng hợp quy trình này tạo nên tính cách thương hiệu và khi khách hàng tiếp xúc sẽ hình thành được Brand image.

Tầm quan trọng của Brand image đối với doanh nghiệp

Mọi công ty đều cố gắng xây dựng Brand image bởi đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Cụ thể là giúp doanh nghiệp dễ dàng giới thiệu sản phẩm mới và từ đó mang đến lợi nhuận khi họ bị thu hút bởi thương hiệu. Đặc biệt là thông qua hình ảnh còn nâng cao niềm tin của khách hàng giúp thiết lập mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp. Trái lại, một công ty có hình ảnh xấu sẽ gây khó khăn trong các chiến lược tung sản phẩm.

Brand image có tác động rất lớn đến tổng thể thương hiệu, trong đó làm tăng tính phổ biến và tạo cho thương hiệu sức sống mới. Có thể nói hình ảnh ấn tượng sẽ chiếm cảm tình khách hàng và giúp thu hẹp khoảng cách giữa khách hàng với doanh nghiệp. Đây là yếu tố quyết định duy trì mối quan hệ bền chặt giữa 2 bên, đồng thời thể hiện được sự kết nối thành công mà doanh nghiệp tạo dựng được.

Một công ty có hình ảnh thương hiệu tốt luôn có sự phát triển bền vững và ổn định về mặt sản phẩm gắn liền với thương hiệu. Nhưng nếu có những yếu tố biến động về sự cạnh tranh, giá cả, tâm lý người tiêu dùng… Đây là những biểu hiện cho thấy doanh nghiệp có hình ảnh thương hiệu yếu, có thị phần thấp và kết quả kinh doanh kém hiệu quả.

Cách xây dựng chiến lược hình ảnh thương hiệu

Để xây dựng thương hiệu tốt thì trước tiên doanh nghiệp phải chuẩn bị cả một chiến lược hình ảnh cụ thể và đầy đủ. Điều này phải dựa trên những đặc điểm nổi bật nhất của thương hiệu hoặc các bạn có thể nhận diện được các đặc điểm có tiềm lực để “biến hóa” thành điểm khác biệt lớn.

Đặc biệt cần lưu ý rằng, nên định tính, định lượng và tạo nên hình ảnh cụ thể về điểm khác biệt của thương hiệu. Từ điểm khác biệt này, chúng ta mới bắt đầu xây dựng kế hoạch cụ thể để từng bước xây dựng Brand image.

Bên cạnh đó, Brand image còn được xây dựng trong nội bộ công ty bởi mỗi một nhân viên mang hình ảnh đặc trưng và sống động tạo được sự chú ý đặc biệt. Bởi khách hàng thường bị ấn tượng bởi sự tự tin, chuyên nghiệp và sự tự hào đối với thương hiệu của mỗi nhân viên. Vì vậy, vấn đề mà doanh nghiệp cần phải quan tâm là làm sao giúp nhân viên thể hiện được tình yêu thương hiệu khi đối diện với khách hàng.

Một vấn đề bắt nguồn rất lớn từ nhà lãnh đạo. Bởi chỉ họ mới có thể chia sẻ được lý do thương hiệu được hình thành, điều tuyệt vời mà thương hiệu mang lại cho khách hàng, những điều mà thương hiệu theo đuổi. Sự truyền lửa này mới giúp mỗi nhân viên có thêm sức mạnh và niềm tin thêm yêu thích thương hiệu. Từ đó, họ mới có thể tận tình mang hình ảnh tốt đẹp gửi trao cho khách hàng bằng thái độ chân thành nhất.

Brand image là gì? Câu hỏi đã được giải đáp nhanh trong phần trình bày trên. Chúng ta có thể thấy rằng, việc xây dựng thương hiệu là những giá trị nhân văn mà mỗi doanh nghiệp nên chú trọng thì mới mang được lợi ích kinh doanh lâu bền.

HR Intern là gì? Những công việc mà một HR Intern cần làm

hr intern

Bạn có đam mê với vị trí HR trong công ty và bạn muốn ứng tuyển vào vị trí HR Intern. Thế nhưng bạn đã thực sự hiểu về vị trí HR cũng như HR Intern? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức liên quan đến vị trí HR Intern là gì để bạn tham khảo xem mình có thực sự phù hợp với vị trí này hay không?

HR là gì?

HR là viết tắt cho cụm từ Human Resources, nhằm chỉ ngành có liên quan đến nhân sự trong một công ty. Thường gặp với những cái tên như phòng hành chính nhân sự hay phòng nhân sự.

Những công việc mà HR thường làm có thể kể đến như:

– Tuyển dụng: Lên kế hoạch tuyển dụng, tìm kiếm ứng viên đáp ứng được yêu cầu cho công ty. Thực hiện các công đoạn đăng tin tuyển dụng, phỏng vấn và chuẩn bị hồ sơ thử việc với những ứng viên đạt yêu cầu.

– Đào tạo: Tổ chức các khóa đào tạo cho nhân sự mới nắm bắt được quy định làm việc, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi khi làm việc tại công ty. Đào tạo các kiến thức chuyên môn cần thiết để có thể đáp ứng được công việc. Ngoài ra, thường xuyên tổ chức đào tạo lại cho nhân viên cũ nhằm cập nhật kiến thức, công nghệ theo kịp xu hướng, nâng cao hiệu quả làm việc.

– Đánh giá: Thực hiện đánh giá nhân viên theo KPI đã đưa ra trước đó. Để có cơ sở cho việc khen thưởng hay kỷ luật.

– Đề xuất chế độ lương thưởng, đãi ngộ phù hợp với năng lực làm việc của nhân viên, quy định của pháp luật và chính sách của công ty. Giúp giữ chân người tài cho sự phát triển của công ty đồng thời mang đến động lực làm việc hiệu quả, năng suất cho người lao động.

HR Intern là gì? Những công việc mà một HR Intern cần làm

HR Intern được hiểu là nhân viên tập sự của bộ phận nhân sự trong công ty. Sẽ không có một quy chuẩn cụ thể nào nói về những công việc mà một HR Intern cần làm. Bởi vì nó sẽ phụ thuộc vào tình hình công việc thực tế tại công ty đó mà bạn sẽ được phân công việc cụ thể. Nhưng thường sẽ có những công việc sau:

– Lập bảng mô tả công việc, bài tuyển dụng và đăng trên các trang tin tuyển dụng cụ thể.

– Lập bảng danh sách các ứng viên ứng tuyển, sàng lọc hồ sơ và gửi đến bộ phận tuyển dụng cũng như các bộ phận liên quan khác.

– Lên kế hoạch phỏng vấn và liên hệ với các ứng viên được chọn.

– Hỗ trợ bộ phận thực hiện các công việc liên quan khác như lên ý tưởng xây dựng quy trình, chế độ lương, thưởng và đãi ngộ, nhập cơ sở dữ liệu nhân viên, …

Để trở thành HR Intern bạn cần đáp ứng được những yêu cầu nào?

Làm việc ở bộ phận nhân sự là cơ hội tuyệt vời mà bạn có thể được giao lưu, tiếp xúc với rất nhiều những con người có tính cách khác nhau, xu hướng làm việc khác nhau,… Từ đó bạn có thể học hỏi thêm được nhiều điều hay, nâng cao kiến thức cũng như các mối quan hệ.

Xem thêm bài : kế hoạch phát triển bản thân

Tuy nhiên, bởi vì bạn phải tiếp xúc với những con người khác nhau mà áp lực ở vị trí này cũng rất lớn. Bạn phải nắm bắt nhanh chóng tính cách, tâm lý của từng người để có thể trò chuyện, giải đáp được thỏa mãn yêu cầu của họ. Từ đó giúp họ an tâm làm việc và cống hiến cho công ty.

Nếu bạn muốn trở thành một HR Intern, đầu tiên bạn cần có được niềm đam mê với công việc này. Khi có đam mê, bạn sẽ có động lực để học tập, nghiên cứu cũng như cố gắng vượt qua được những khó khăn, thử thách của công việc này. Từ đó gặt hái được thành công riêng cho bản thân.

Ngoài ra, bạn cần có khả năng giao tiếp tốt, kiến thức, kỹ năng tin học văn phòng cơ bản, khả năng tư duy logic, nhạy bén cũng là lợi thế dành cho bạn. Bên cạnh đó, tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan đến nhân sự như quản trị nhân sự,.. sẽ giúp bạn rút ngắn con đường đến với công việc này. Cùng một số yêu cầu khác nhau tùy thuộc vào quy mô công ty mà bạn ứng tuyển.

Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn những thông tin liên quan đến HR là gì? HR Intern là gì? Hy vọng sẽ giúp bạn biết được con đường mình lựa chọn có phù hợp hay không và từ đó có được sự chuẩn bị tốt nhất cho việc bước chân vào ngành nhân sự trong tương lai.

Cách từ chối công việc khéo léo mà không sợ mích lòng sếp

Trong quá trình đi làm, bạn sẽ không tránh khỏi những lúc bị sếp giao những công việc mà mình không mong muốn. Vậy làm sao để biết cách từ chối công việc khéo léo mà không sợ mất lòng cấp trên hay đồng nghiệp? Dưới đây là một vài mẹo nhỏ dành cho bạn!

Những lợi ích khi bạn biết cách từ chối nhận thêm công việc từ sếp

  • Tập trung hơn vào công việc hiện tại: Bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào công việc chuyên môn.
  • Tạo cảm giác thoải mái cho bản thân: Khi công việc không “ngập đầu” thì chắc chắn sẽ làm cho bạn có thêm thời gian để mở mang kiến thức, nâng cao năng lực.
  • Tạo cơ hội cho đồng nghiệp thỏa sức vẫy vùng: Biết đâu việc bạn từ chối nhận thêm việc lại mở ra cho đồng nghiệp của mình cánh cửa của thành công?!

6 cách từ chối nhận thêm việc một cách khéo léo

Tìm lý do chính đáng

Khi bạn đang rất bận bịu mà sếp cứ khăng khăng muốn giao thêm công việc cho bạn thì bạn nhất định phải từ chối khéo bằng cách đưa ra lý do chính đáng và thuyết phục.

Ví dụ: “Em cũng muốn làm cái này cho anh lắm nhưng giờ em phải làm báo cáo và kết toán của 2 tháng nữa, chắc đến tối mới xong anh ạ!” hoặc “Nếu chị không bận tìm tệp khách hàng mục tiêu thì chị đã làm giúp em cái này rồi, chị rất tiếc!”…

Không nên cảm thấy day dứt, có lỗi khi từ chối

Công việc chồng chất khiến bạn không có phút giây nào nghỉ tay. Chưa kể bạn cần tập trung hết công suất để giải quyết công việc hiện tại. Nếu làm không xong thì chắc chắn bạn sẽ phải chịu trách nhiệm trước sếp… Vì thế, với tất cả những lý do khó nói này, bạn đâu cần phải cảm thấy có lỗi khi từ chối nhận thêm việc.

Bởi nếu cứ cảm thấy day dứt và có lỗi, bạn sẽ gián tiếp làm ảnh hưởng đến kết quả công việc hiện tại và khiến hình ảnh của bạn xấu đi trong mắt sếp. Vì thế, hãy cố gắng và chăm chỉ hoàn thành tốt công việc của bản thân theo đúng deadline trước nhé!

Tìm giải pháp thay thế

Nếu bạn không thể ôm đồm nhiều việc thì tốt nhất là bạn nên đề suất giải pháp thay thế cho sếp. Ví dụ: “Em thấy anh A có khả năng làm được việc này tốt hơn em!” hay “Em nghĩ là bộ phận X họ có chuyên môn giải quyết việc này nhanh hơn em ạ!”…

Có thể nói, bí quyết từ chối nhận việc này không những giải vây được cho bạn không bị sếp giao thêm việc, mà còn khiến sếp hài lòng và đồng nghiệp nể trọng. Sao bạn không thử áp dụng ngay?!

Hạn chế nói lời từ chối qua e-mail

Trong quá trình trao đổi công việc qua e-mail, mạng xã hội, tin nhắn… không ít lần hai bên hiểu sai hay hiểu lầm ý của nhau. Vì thế, nếu muốn khước từ nhận thêm việc, hãy gặp trực tiếp để nói chuyện cho rõ ràng, hạn chế tối đa những hiểu lầm không đáng có!

Tuy nhiên, đôi lúc bạn cũng cần chấp nhận làm thêm những công việc trong phạm vi cho phép để ghi điểm với sếp và giúp cho sự nghiệp thêm thuận lợi.

Những lưu ý khi nói lời từ chối khi bị giao thêm việc

  • Không từ chối ngay khi vừa nghe tên nhiệm vụ
  • Không từ chối khi vừa xảy ra tranh cãi với cấp trên
  • Không từ chối với một thái độ giận dữ
  • Không từ chối bằng cách đưa ra lý do quá chung chung

Như vậy, bạn đã phần nào biết cách từ chối công việc khéo léo ở nơi công sở mà không lo mích lòng sếp hay đồng nghiệp thông qua nội dung mà bài viết vừa chia sẻ. Hãy áp dụng thử những cách trên để thấy ngay hiệu quả nhé! Chúc bạn có được những ngày làm việc thật nhiều niềm vui và tràn đầy năng lượng.

Những thói quen hàng ngày giúp bạn rèn luyện trí nhớ

nhung thoi quen hang ngay

Chắc hẳn bạn cũng sẽ như tôi đều mong muốn có được một trí nhớ thật tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có được điều này. Vậy có cách rèn luyện trí nhớ hay không? Câu trả lời là có nhé. Đó không phải là những bài luyện tập cao siêu mà chỉ đơn giản là những thói quen hàng ngày của bạn. Cùng khám phá những thói quen hàng ngày giúp bạn rèn luyện trí nhớ với bài viết dưới đây nhé.

  1. Luyện tập thể dục thể thao

Nghe có vẻ không liên quan giữa thể thao và trí nhớ. Thế nhưng, khi bạn rèn luyện thể thao, ngoài việc nâng cao sức khỏe mà còn giúp tinh thần tỉnh táo và trí nhớ cũng vì thế mà tốt lên. Bạn có thể lựa chọn những bộ môn theo sở thích như chạy bộ, bơi lội, gym hay yoga,… Với khoảng thời gian từ 30 – 60 phút mỗi ngày, bạn sẽ thấy cả tinh thần lẫn sức khỏe được nâng lên rất nhiều.

  • Đọc sách

Đọc sách là một thói quen tốt nên được duy trì hàng ngày. Đọc sách sẽ mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích khác nhau. Ngoài việc cung cấp đến bạn những kiến thức, thông tin bổ ích thì đây còn được biết đến là một hình thức thư giãn, giảm căng thẳng mệt mỏi cũng như là cách rèn luyện trí nhớ rất hay ho. Mỗi khi đọc sách, bạn phải ghi nhớ những thông tin được đề cập, quá trình này được diễn ra hàng ngày sẽ giúp não thường xuyên hoạt động, từ đó nắm bắt thông tin cũng nhanh nhạy hơn. Chính vì thế, bạn hãy duy trì thói quen đọc sách thay vì lướt web hay chơi game nhé.

  • Ăn uống khoa học

Chế độ ăn cũng có sự liên quan mật thiết đến trí nhớ của bạn. Thường xuyên ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là những loại rau màu xanh đậm như cải xoăn, súp lơ,… các loại hạt sẽ cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… nhằm đảm bảo có một sức khỏe tốt nhất. Đối với những thức uống như trà xanh, cafe,.. nếu bạn sử dụng với một liều lượng vừa đủ sẽ rất tốt cho cơ thể cũng như trí nhớ. Tuy nhiên, sẽ không tốt nếu bạn quá lạm dụng đến chúng. Cho nên, hãy sử dụng chúng vào buổi sáng để có một ngày làm việc hiệu quả, tỉnh táo.

  • Một giấc ngủ trưa là rất quan trọng

Có rất nhiều người thường bỏ qua giấc ngủ trưa vì không có thời gian, đặc biệt là dân văn phòng. Tuy nhiên, sau khi biết đến tác dụng của giấc ngủ trưa sau đây, chắc chắn bạn sẽ phải cố gắng duy trì nó. Theo đó, giấc ngủ trưa có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe lẫn trí lực. Trong khi ngủ trưa, não bộ sẽ có thời gian như giãn, phục hồi các tế bào thần kinh, giúp bạn có được tinh thần tỉnh táo cho buổi chiều để tiếp tục công việc.

Giấc ngủ trưa không cần thiết phải quá dài, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, thời gian ngủ trưa tốt nhất là từ 15 – 30 phút. Giấc ngủ trưa dài quá cũng khiến cơ thể mệt mỏi, tinh thần vì thế cũng thiếu minh mẫn hơn. Đối với người lớn tuổi, trí nhớ sẽ tốt hơn rất nhiều nếu có được giấc ngủ trưa đều đặn và hạn chế lú lẫn về già.

  • Lựa chọn học một cái mới

Khi bạn học một cái mới, não bộ sẽ được hoạt động và duy trì, trí nhớ của bạn cũng vì thế mà tốt lên. Bạn có thể học thêm một ngoại ngữ hay một kỹ năng nào mới. Khoa học đã chứng minh, những người biết nhiều hơn hai ngoại ngữ sẽ có một trí nhớ rất tốt khi về già. Và cho dù bạn lựa chọn học ngoại ngữ vào thời điểm nào cũng không ảnh hưởng đến kết quả này. Lựa chọn học một cái mới không những giúp nâng cao trí nhớ mà còn giúp bạn có được nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt hơn trong tương lai.

Như vậy chúng tôi đã gợi ý đến bạn cách rèn luyện trí nhớ với những thói quen hàng ngày. Đây là những điều đơn giản nhưng lại cực kỳ tốt cho trí nhớ. Chính vì thế, bạn hãy cố gắng duy trì hàng ngày nhé.

Trả lời câu hỏi “Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?” thật chuyên nghiệp

HR Intern là gì? Những công việc mà một HR Intern cần làm Bạn có đam mê với vị trí HR trong công ty và bạn muốn ứng tuyển vào vị trí HR Intern. Thế nhưng bạn đã thực sự hiểu về vị trí HR cũng như HR Intern? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức liên quan đến vị trí HR Intern là gì để bạn tham khảo xem mình có thực sự phù hợp với vị trí này hay không? HR là gì? HR là viết tắt cho cụm từ Human Resources, nhằm chỉ ngành có liên quan đến nhân sự trong một công ty. Thường gặp với những cái tên như phòng hành chính nhân sự hay phòng nhân sự. Những công việc mà HR thường làm có thể kể đến như: - Tuyển dụng: Lên kế hoạch tuyển dụng, tìm kiếm ứng viên đáp ứng được yêu cầu cho công ty. Thực hiện các công đoạn đăng tin tuyển dụng, phỏng vấn và chuẩn bị hồ sơ thử việc với những ứng viên đạt yêu cầu. - Đào tạo: Tổ chức các khóa đào tạo cho nhân sự mới nắm bắt được quy định làm việc, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi khi làm việc tại công ty. Đào tạo các kiến thức chuyên môn cần thiết để có thể đáp ứng được công việc. Ngoài ra, thường xuyên tổ chức đào tạo lại cho nhân viên cũ nhằm cập nhật kiến thức, công nghệ theo kịp xu hướng, nâng cao hiệu quả làm việc. - Đánh giá: Thực hiện đánh giá nhân viên theo KPI đã đưa ra trước đó. Để có cơ sở cho việc khen thưởng hay kỷ luật. - Đề xuất chế độ lương thưởng, đãi ngộ phù hợp với năng lực làm việc của nhân viên, quy định của pháp luật và chính sách của công ty. Giúp giữ chân người tài cho sự phát triển của công ty đồng thời mang đến động lực làm việc hiệu quả, năng suất cho người lao động. HR Intern là gì? Những công việc mà một HR Intern cần làm HR Intern được hiểu là nhân viên tập sự của bộ phận nhân sự trong công ty. Sẽ không có một quy chuẩn cụ thể nào nói về những công việc mà một HR Intern cần làm. Bởi vì nó sẽ phụ thuộc vào tình hình công việc thực tế tại công ty đó mà bạn sẽ được phân công việc cụ thể. Nhưng thường sẽ có những công việc sau: - Lập bảng mô tả công việc, bài tuyển dụng và đăng trên các trang tin tuyển dụng cụ thể. - Lập bảng danh sách các ứng viên ứng tuyển, sàng lọc hồ sơ và gửi đến bộ phận tuyển dụng cũng như các bộ phận liên quan khác. - Lên kế hoạch phỏng vấn và liên hệ với các ứng viên được chọn. - Hỗ trợ bộ phận thực hiện các công việc liên quan khác như lên ý tưởng xây dựng quy trình, chế độ lương, thưởng và đãi ngộ, nhập cơ sở dữ liệu nhân viên, … Để trở thành HR Intern bạn cần đáp ứng được những yêu cầu nào? Làm việc ở bộ phận nhân sự là cơ hội tuyệt vời mà bạn có thể được giao lưu, tiếp xúc với rất nhiều những con người có tính cách khác nhau, xu hướng làm việc khác nhau,… Từ đó bạn có thể học hỏi thêm được nhiều điều hay, nâng cao kiến thức cũng như các mối quan hệ. Tuy nhiên, bởi vì bạn phải tiếp xúc với những con người khác nhau mà áp lực ở vị trí này cũng rất lớn. Bạn phải nắm bắt nhanh chóng tính cách, tâm lý của từng người để có thể trò chuyện, giải đáp được thỏa mãn yêu cầu của họ. Từ đó giúp họ an tâm làm việc và cống hiến cho công ty. Nếu bạn muốn trở thành một HR Intern, đầu tiên bạn cần có được niềm đam mê với công việc này. Khi có đam mê, bạn sẽ có động lực để học tập, nghiên cứu cũng như cố gắng vượt qua được những khó khăn, thử thách của công việc này. Từ đó gặt hái được thành công riêng cho bản thân. Ngoài ra, bạn cần có khả năng giao tiếp tốt, kiến thức, kỹ năng tin học văn phòng cơ bản, khả năng tư duy logic, nhạy bén cũng là lợi thế dành cho bạn. Bên cạnh đó, tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan đến nhân sự như quản trị nhân sự,.. sẽ giúp bạn rút ngắn con đường đến với công việc này. Cùng một số yêu cầu khác nhau tùy thuộc vào quy mô công ty mà bạn ứng tuyển. Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn những thông tin liên quan đến HR là gì? HR Intern là gì? Hy vọng sẽ giúp bạn biết được con đường mình lựa chọn có phù hợp hay không và từ đó có được sự chuẩn bị tốt nhất cho việc bước chân vào ngành nhân sự trong tương lai.

“Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?” chắc chắn sẽ là câu hỏi thường gặp ở bất kỳ buổi phỏng vấn nào. Và để bản thân luôn ở vị thế chủ động, thể hiện được sự tự tin, thông minh của mình thì bạn nên có sự chuẩn bị thật tốt trước khi bước vào buổi phỏng vấn. Dưới đây sẽ là bài viết giúp bạn trả lời câu hỏi “Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?” thật chuyên nghiệp. Mời bạn cùng tham khảo.

Có rất nhiều lý do khác nhau khi bạn lựa chọn một công việc. Đó có thể là công việc phù hợp với năng lực bản thân, công việc với mức lương lý tưởng hay chỉ đơn giản là công việc vào đúng lúc bạn đang thất nghiệp,… Thế nhưng, không phải lý do nào bạn cũng có thể lựa chọn để trả lời khi được hỏi.

Bạn phải trả lời như thế nào để vừa gây ấn tượng vừa thuyết phục được nhà tuyển dụng lựa chọn mình giữa hàng trăm ứng viên khác. Những gợi ý dưới đây có thể giúp bạn làm điều đó:

  • Thể hiện rằng đây là vị trí phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bạn

Một công việc phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp sẽ là cơ sở đầu tiên cho quá trình làm việc lâu dài. Và khi bạn thể hiện điều này, nhà tuyển dụng sẽ thấy được sự chuyên nghiệp, đầu tư và tầm nhìn của bạn đối với công việc này. Để thể hiện điều này, bạn có thể đưa ra sự liên quan giữa công việc đang ứng tuyển với mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai, việc bạn đã chuẩn bị những gì cho công việc cũng như hoàn thành mục tiêu đó. Hãy làm nổi bật kết quả tốt đẹp nếu bạn là người được lựa chọn cho vị trí này với nhà tuyển dụng.

  • Chỉ ra sự liên quan giữa công việc và niềm đam mê, sở thích của bạn

Làm việc đúng với đam mê, sở thích chính là động lực to lớn giúp mọi người có được năng suất làm việc tốt nhất. Và nhà tuyển dụng biết được điều này. Cho nên, nếu phải trả lời câu hỏi “Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?” bạn có thể nói đến niềm đam mê, sở thích của bản thân và chỉ ra được sự liên quan giữa chúng với công việc này. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được sự nhiệt tình, năng lượng tích cực trong bạn cũng như việc bạn sẽ làm tốt vị trí này vì niềm đam mê hơn là vấn đề tài chính.

  • Thể hiện mong muốn trở thành một thành viên của công ty

Có rất nhiều ứng viên lựa chọn công việc vì “trót yêu” công ty đó. Nếu bạn cũng là một trong những nhân tố đó thì đừng ngại ngần thể hiện với nhà tuyển dụng. Hãy khen ngợi công ty vì truyền thống tốt đẹp hay vì chất lượng sản phẩm, môi trường làm việc,… Bạn hãy thể hiện một cách thật chân thành, tự nhiên để nhà tuyển dụng thấy rằng, tìm một ứng viên có niềm yêu thích với công ty vẫn hơn là người lựa chọn công việc chỉ vì lương bổng hay quyền lợi.

  • Để nhà tuyển dụng thấy được mục tiêu, lý tưởng mà công ty hướng đến cũng là quan điểm, lý tưởng của bản thân

Được hợp tác với những người có chung lý tưởng sẽ dễ dàng, hứng khởi hơn rất nhiều. Chính vì thế, khi bạn thể hiện rằng bạn đã may mắn tìm thấy vị trí công việc có chung mục tiêu, lý tưởng với mình sẽ là điểm nhấn giúp bạn nổi bật hơn những ứng viên khác. Ngoài ra, đây còn là cách cho thấy bạn đã thực sự nghiêm túc nghiên cứu, tìm hiểu về công ty, vị trí ứng tuyển và chắc chắn sẽ nhận được đánh giá cao từ nhà tuyển dụng đấy.

Những gợi ý trả lời câu hỏi “Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?” trên đây hy vọng sẽ giúp bạn vượt qua được thử khách “khó nhằn” này từ nhà tuyển dụng. Hãy nghiên cứu thật kỹ về vị trí ứng tuyển cũng như nguyên lý hoạt động, thông tin sản phẩm, chiến lược và cả lịch sử thành lập công ty để có được câu trả lời phù hợp.

Chuẩn bị cho mình ít nhất 2 câu trả lời và luyện tập thật tốt ở nhà trước khi diễn ra buổi phỏng vấn chính thức. Bạn hãy yên tâm là không có đúng hay sai trong câu trả lời của bạn, mà điều nhà tuyển dụng thực sự mong muốn được thấy chính là sự quyết tâm, mong muốn và nghiêm túc với vị trí này từ ứng viên của mình.

Chúc bạn thành công vượt qua được buổi phỏng vấn và có được một công việc đúng với nguyện vọng bản thân.

Nhân sự là gì? Những công việc chính mà phòng nhân sự đảm nhận

Nếu bạn có niềm đam mê được làm việc trong ngành nhân sự thì việc tìm hiểu thông tin về nhân sự là gì cũng như những công việc cụ thể của phòng nhân sự trong một công ty, sẽ giúp bạn có được những hiểu biết cơ bản. Từ những thông tin đó mà quyết định bản thân có phù hợp với ngành này hay không? Cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây nhé.

Nhân sự là gì?

Nhân sự là một yếu tố quan trọng của một công ty. Tất cả những hoạt động sản xuất, kinh doanh cần có sự tham gia của người lao động. Và không giống với những bộ máy hoạt động dựa trên chương trình đã được lập trình sẵn, con người với tâm lý, hành vi phức tạp rất cần được quan tâm, chăm sóc cũng như quản lý đúng cách nhằm mang đến hiệu quả làm việc tốt nhất.

Và chính vì thế, phòng nhân sự được hình thành với vai trò, nhiệm vụ hoạt động chính là giúp công ty tìm kiếm được những nhân tài phù hợp với từng vị trí trong công ty; đồng thời mang đến cho người lao động tâm lý thoải mái ở môi trường làm việc của mình; hài lòng với những quyền và nghĩa vụ trong quá trình làm việc. Từ đó đóng góp hết sức lực vì sự phát triển của công ty.

Công việc chính của phòng nhân sự

Mỗi phòng ban trong công ty đều có những công việc chính của mình. Phòng nhân sự cũng đảm nhiệm những công việc khác nhau liên quan đến con người, mà có thể kể đến như:

– Tuyển dụng

Khi công ty có nhu cầu về nhân sự, phòng nhân sự sẽ lên kế hoạch tuyển dụng nhằm đáp ứng cho nhu cầu đó. Những công việc liên quan đến tuyển dụng như đăng tin tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ cũng như tổ chức phỏng vấn lựa chọn ứng viên phù hợp với từng vị trí tuyển dụng, tạo và ký kết hợp đồng lao động,… là những công việc mà phòng nhân sự sẽ làm.

Phòng nhân sự sẽ kết hợp cùng các phòng ban khác để xác định nhu cầu về ứng viên cần tuyển, về các kênh truyền thông, thời điểm và nội dung đăng tin,… nhằm có thể lựa chọn được những ứng viên xuất sắc nhất về cho công ty.

– Đào tạo

Tổ chức đào tạo nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cho nhân viên công ty cũng là một trong những công việc của phòng nhân sự. Ngoài việc đào tạo thế hệ tân binh vừa tuyển dụng để đáp ứng được yêu cầu công việc, phòng nhân sự cũng sẽ thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo lại, cập nhật kiến thức cho đội ngũ nhân viên nhằm giúp đáp ứng được những thay đổi trong yêu cầu công việc, phù hợp với sự phát triển của công ty, công nghệ và thị trường.

Nội dung đào tạo ngoài các kiến thức chuyên môn, kỹ năng, những quy định lao động, truyền thống – lịch sử, mục tiêu – chiến lược hoạt động, phát triển của công ty,… nhằm giúp người lao động hiểu hơn về quyền và nghĩa vụ của bản thân để làm việc tốt nhất.

– Công tác C&B

C&B là từ viết tắt của Compensation and Benefit, có nghĩa là tiền lương và phúc lợi của nhân viên. Phòng nhân sự có nhiệm vụ đưa ra các chính sách về lương, thưởng cùng các phúc lợi khác theo đúng quy định của Pháp luật, mang đến sự hài lòng cho người lao động. Đây là điều quan trọng trong việc giữ chân lao động cũng như thúc đẩy sự làm việc hết mình của họ. Thể hiện sự công bằng, quan tâm của công ty đến nhân viên của mình.

Công tác này đòi hỏi người phụ trách phải có sự am hiểu sâu sắc về các vấn đề, văn bản pháp lý liên quan cũng như thường xuyên cập nhật những thay đổi về những nội dung đó. Việc này nhằm giúp công ty có thể giải đáp kịp thời những thắc mắc của người lao động về vấn đề lương, thưởng và phúc lợi. Đồng thời kịp thời thay đổi các chính sách của công ty để không sai phạm theo quy định của Pháp luật.

– Công tác Đánh giá – Xếp loại – Khen thưởng – Kỷ luật lao động

Thưởng – Phạt chính là yếu tố tinh thần thúc đẩy sự làm việc hăng say, hiệu quả và trách nhiệm hơn của người lao động. Và phòng nhân sự có nhiệm vụ chính trong công tác này.

– Chấm dứt hợp đồng với người lao động

Công tác chấm dứt hợp đồng lao động cũng là một công việc chính của phòng nhân sự. Cho dù nguyên nhân việc chấm dứt hợp đồng xuất phát từ phía người lao động hay từ công ty cũng cần được thực hiện theo đúng quy trình, quy định về thời hạn và thời gian báo trước với các bên. Đồng thời đảm bảo quyền và nghĩa vụ của cả công ty lẫn người lao động phải được thực hiện đúng theo Pháp luật cũng như những thỏa thuận ngay từ ban đầu.

Trên đây là một số công việc chính của phòng nhân sự, ngoài ra, còn có rất nhiều những công việc khác tùy thuộc vào đặc điểm của từng công ty mà bổ sung cho hợp lý.

Với bài viết trên hy vọng đã giúp bạn phần nào hiểu được thông tin về nhân sự là gì cũng như những công việc chính của phòng nhân sự. Từ đó đưa ra được sự lựa chọn đúng đắn cho công việc phù hợp với bản thân của mình.

Kế hoạch phát triển bản thân và tìm việc làm mong muốn

lap ke hoach phat trien ban than

Bất kỳ ai trong chúng ta đều mong muốn sẽ trở thành một người thành công trong tương lai, tuy nhiên để đạt được ước mơ đó vốn dĩ là một điều không hề dễ dàng. Sự thành công bắt nguồn từ rất nhiều yếu tố khác, điều quan trọng nhất là cần biết rõ bản thân đang mong muốn điều gì. Việc lập ra một bảng kế hoạch phát triển bản thân sẽ hỗ trợ bạn trong vấn đề này.

Để đạt được thành công ở một độ tuổi nhất định chúng ta phải bỏ ra rất nhiều công sức và thời gian để rèn luyện bản thân trở thành những con người ưu tú thật sự. Quá trình đó đòi hỏi sự kiên nhẫn nhất định, vì nếu không đủ kiên nhẫn bạn sẽ phải bỏ cuộc giữa chừng. Cách tốt nhất để bạn có thể kiểm soát được mọi việc mình làm đúng với mục tiêu mà bản thân đề ra đó chính là lập ra một kế hoạch phát triển bản thân cụ thể.

Tại sao cần có kế hoạch phát triển bản thân?

Việc phát triển con người cũng giống như xây dựng một công trình kiến trúc cần có nhiều thời gian cũng như công sức kèm theo. Một điều chắc chắn rằng, chúng ta không thể bắt đầu xây một căn nhà nếu như không có một bản vẽ cụ thể, cũng như việc phát triển một con người cũng cần có một kế hoạch rõ ràng. Mọi thứ sẽ trở nên khó khăn hơn nếu như bạn không lên một kế hoạch chi tiết cho từng vấn đề khác nhau.

Nhiều người nghĩ rằng, việc lập cho mình một kế hoạch phát triển bản thân là một điều vô bổ, bởi vì trong cuộc sống chúng ta phải đối mặt với những tình huống khác nhau và nó sẽ khiến kế hoạch đã vẽ ra của chúng ta ban đầu bị thay đổi. Đó là một suy nghĩ sai lầm, nếu bạn có một kế hoạch phát triển bản thân cụ thể bạn sẽ biết cách phải làm như thế nào để đối mặt với những hoàn cảnh khó khăn và chinh phục ước mơ của bản thân. Bạn sẽ trở thành người chủ động làm chủ mục tiêu và vận mệnh của mình, những hoàn cảnh đột ngột trong cuộc sống sẽ không còn là điều quyết định số phận của bạn.

Bạn nên tập trung học những gì?

Chắc chắn trong bảng kế hoạch phát triển bản thân của tất cả mọi người đều có một điểm chung đó chính là mong muốn có một vị trí công việc ổn định. Đó là một mục tiêu thiết thực, chính vì vậy để hiện thực hóa mục tiêu đó, bạn cần có thời gian học tập những kiến thức khác nhau. Trong đó, bạn nên tập trung vào việc học thêm ngoại ngữ, các khóa học nghiệp vụ hỗ trợ và học cải thiện kỹ năng mềm.

+ Học ngoại ngữ: là một trong những điều bắt buộc nếu bạn muốn tìm kiếm được một công việc có mức lương ổn định và môi trường làm việc lý tưởng trong tương lai. Không phải người thành công nào cũng có trình độ ngoại ngữ cao ngay từ lúc bắt đầu, tuy nhiên hầu như những người thành công đều tập trung học ngoại ngữ rất nhiều. Điều đó cho thấy, ngoại ngữ chính là cầu nối giúp bạn xây dựng nên những thành công to lớn hơn trong tương lai.

+ Học các khóa học nghiệp vụ hỗ trợ: điều này nghe có vẻ khá mất thời gian, thế nhưng lại là điều cần thiết đối giúp ích cho công việc mà bạn đang theo đuổi. Thay vì học thêm một chuyên ngành thứ hai, bạn có thể lựa chọn học thêm một khóa học nghiệp vụ hỗ trợ để có thêm cho mình những kiến thức cần thiết trong thời gian ngắn. Ví dụ, bạn đang theo học chuyên ngành kinh tế nhưng lại có ý định trở thành một chuyên viên tuyển dụng, bạn sẽ có thể học thêm một khóa quản trị nhân sự để có thêm kiến thức chuyên môn và một chứng nhận để phục vụ cho quá trình xin việc.

+ Học kỹ năng mềm: Ngoài việc học ngoại ngữ, tham gia các khóa học nghiệp vụ thì việc bạn học thêm kỹ năng mềm cũng là một điều cần thiết giúp ích cho bạn trong quá trình hoàn thiện bản thân được tốt hơn. Kỹ năng mềm càng cao khả năng tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp càng lớn, thái độ và kỹ năng sống luôn là điều mà các nhà tuyển dụng của các doanh nghiệp tìm kiếm ở một ứng viên tiềm năng. Chính vì thế, việc học tập và rèn luyện kỹ năng mềm chính là chìa khóa quyết định sự thành công hay thất bại của bạn trong tương lai.

Cách tìm việc làm online

Với tốc độ phủ sóng rộng rãi của Internet ngày nay, chúng ta không phải gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tìm kiếm việc làm như lúc trước. Những gì bạn cần tìm kiếm chỉ cần vài thao tác trên máy tính hoặc điện thoại là có thể tìm thấy hàng trăm hay hàng nghìn kết quả khác nhau. Sự tiện lợi mà Internet mang lại cho chúng ta hiện nay, đặc biệt là đối với những ai đang muốn tìm việc bằng cách tìm kiếm trực tuyến.

Internet đã đảm nhận tốt vai trò là cầu nối thông tin giữa ứng viên và nhà tuyển dụng trong vấn đề hỗ trợ và tìm kiếm việc làm trở nen nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều. Điều đó đồng nghĩa với việc, ứng viên và nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng nhìn thấy thông tin của một cách nhanh chóng, không cần tốn quá nhiều thời gian xác minh và tìm hiểu.

Nếu bạn còn đang cảm thấy khá mơ hồ về các tìm kiếm việc làm Online, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số cách tìm việc dựa vào Internet phổ biến mà tất cả mọi người đã và đang thực hiện trong thời đại công nghệ 4.0 ngày nay.

Tìm việc qua các Website tuyển dụng uy tín

Hình thức tìm việc làm thông qua các website tuyển dụng đã được xem là một trong những phương thức tìm kiếm việc làm phổ biến được nhiều người lựa chọn hiện nay. Với những tiện ích mà website tuyển dụng mang lại, bạn chỉ cần nhập đúng từ khóa mà mình muốn tìm kiếm là bạn sẽ có được hàng loạt các thông tin tuyển dụng khác nhau. Dựa vào những thông tin được đăng tải trên Website bạn có thể đọc được thông tin về doanh nghiệp và những yêu cầu mà họ đưa ra dành cho ứng viên để xem xét bản thân có thật sự phù hợp với vị trí đang muốn ứng tuyển hay không trước khi bấm nút gửi thông tin ứng tuyển.

Cụ thể như trang tuyển dụng Careerlink.vn, người lao động có thể dễ dàng tìm kiếm những công việc phù hợp với chuyên môn cũng với nhiều công ty, doanh nghiệp tiềm năng trong khắp mọi miền đất nước. Với con số hàng nghìn lượt cơ hội việc làm được cập nhật mỗi giờ cho thấy Careerlink đã và đang tạo ra một nhịp cầu kết nối mang nhiều tiện lợi giữa những nhà tuyển dụng uy tín với những ứng viên mọi ngành nghề và lĩnh vực khác nhau trên đất nước. Với gần 15 năm hoạt động trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự cho các tập đoàn lớn trong nước, xét về độ uy tín và chất lượng tuyển dụng thì Careelink luôn đứng trong top những website tuyển dụng chuyên nghiệp và đáng tin cậy ở Việt Nam trong suốt nhiều năm qua.

Ngoài Careerlink.vn, thì trang việc làm 123job.vn cũng giúp bạn không chỉ tìm kiếm được những công việc liên quan đến chuyên môn và khu vực một cách dễ dàng mà còn tìm được những yếu tố hỗ trợ cần thiết được bố trí trong trang của website tuyển dụng này. Cụ thể như các mẫu CV xin việc được thiết kế đẹp mắt hay những review doanh nghiệp cụ thể dành cho ứng viên tham khảo chi tiết nếu muốn ứng tuyển vào công ty. Với sự đa dạng của các tiện ích hay chuyên mục hỗ trợ kèm theo 123job.vn đã trở thành lựa chọn đáng tin cậy của rất nhiều người tìm việc hiện nay.

Tìm việc làm qua mạng xã hội Facebook

Facebook hiện nay là một trong những mạng xã hội được nhiều người sử dụng ở nước ta. Facebook không chỉ đơn thuần là một nơi để chúng ta chia sẻ những cảm xúc, khoảng khắc đời sống hằng này mà nó còn là một trong những công cụ hỗ trợ bạn tìm kiếm công việc với tiện lợi khác nhau. Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng hẳn một Fanpage nhằm mục đích chiêu mộ những nhân sự tài năng về làm việc cho công ty. Với nhu cầu tìm kiếm nhân sự lớn như hiện nay, việc tập trung vào Facebook để tìm kiếm nhân sự đã trở thành nhu cầu tất yếu cho các doanh nghiệp.

Xét về góc độ của một ứng viên, bạn có thể tìm kiếm công việc qua Facebook bằng cách tham gia vào những cộng đồng hay group (hội, nhóm) có liên quan đến công việc để tìm kiếm cho mình những cơ hội công việc phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn của mình nhất. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn thận trước như thông tin tuyển dụng đăng tải trên Facebook nếu không rõ nguồn gốc công ty tuyển dụng. Với những thông tin tràn lan chưa xác định được độ chính xác bạn không nên ứng tuyển vội vàng mà phải dành thời gian tìm hiểu thật kỹ, lời khuyên cho bạn là nên tìm thông tin tuyển dụng tại những Fanpage hay Grroup có lượt theo dõi tương tác và bình luận tích cực mà thôi.

Mục tiêu trong 3 – 5 năm tới

Trong bảng kế hoạch phát triển bản thân chắc chắn phải có một mục rất quan trọng mà bạn không thể không nêu ra đó chính là “mục tiêu trong 3 – 5 tới” của mình. Đây được xem là một trong những kế hoạch vô cùng quan trọng để bạn có thể biết chính xác mình cần phải làm gì để đạt được những mong muốn của bản thân trong một vài năm tiếp theo. Việc đặt mục tiêu cho bản thân sẽ tạo ra một động lực rất lớn để bạn hoàn thiện những khuyết điểm và trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình qua mỗi ngày.

Thu nhập hiện tại và mong muốn

Cho dù mức thu nhập hiện tại của bạn không được như những gì bản thân kỳ vọng thì bạn cũng không nên bỏ cuộc và neo những suy nghĩ tiêu cực vào người. Sự khởi đầu không tốt như kỳ vọng sẽ giúp bạn đánh giá đúng năng lực của bản thân, không ảo tưởng về những điều xa vời với thực tế và cố gắng chăm chỉ nhiều hơn để hoàn thành công việc tốt nhất. Điều đó sẽ góp phần giúp bạn hiểu rõ hơn mong muốn của bản thân cần gì, và phải nên làm gì để hoàn thành mong muốn đó trong thời gian sớm nhất.

Kết luận

Việc lập cho mình một kế hoạch phát triển bản thân luôn là điều quan trọng để giúp bạn vạch ra cho mình một lộ trình tiến lên một cách vững chắc nhất. Sự thành công được tạo nên từng những giá trị chân thật sẽ luôn tồn tại lâu dài qua thời gian. Vì vậy, hãy cố gắng hơn mỗi ngày để chinh phục được thành công như bạn mong muốn.

Học cách quản lý thời gian hiệu quả để làm tăng chất lượng cuộc sống

quan ly thoi gian hieu qua

Mỗi ngày chỉ có 24 giờ đồng hồ. Vậy chúng ta phải làm sao để quản lý thời gian hiệu quả mà không làm lãng phí bất kỳ phút giây nào? Tất cả sẻ được bật mí qua bài viết sau đây!

Những cách quản lý thời gian hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua

Biết san sẻ công việc

Dù là việc ở nơi công sở hay việc nhà thì bạn cũng nên san sẻ cho người khác cùng gánh vác để giảm bớt căng thẳng và tránh bị kiệt sức cho bạn. Đừng quá cầu toàn và khó tính mà ôm đồm hết việc vào người. Đây cũng là cách quản lý thời gian hiệu quả của những người thành công mà bạn có thể học theo.

Ngoài ra, bạn cũng đừng tự trách mình rằng mình đang trốn tránh trách nhiệm mà đây là bạn phải biết cách phân bổ công việc sao cho hợp lý. Dù vậy, bạn vẫn nên xem xét công việc đó có phù hợp với khả năng của mình không nhé!

Biết cách sắp xếp và ưu tiên các công việc

Trước khi bắt đầu làm việc, hãy viết ra các đầu mục công việc cần ưu tiên thực hiện trước, vì các nhiệm vụ không quan trọng có thể tiêu tốn thời gian quý báu của bạn và bạn có thể dành những việc này cho ngày hôm sau.

Không trì hoãn

Không nên trì hoãn công việc bằng bất cứ lý do nào vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất, gây lãng phí thời gian và năng lượng của bạn. Đây cũng không phải là cách quản lý thời gian hiệu quả dành cho người làm việc thông minh.

Lịch trình nhiệm vụ

Bạn nên mang theo bên mình một cuốn sổ tay ghi chép đầy đủ các hạng mục công việc mà mình cần làm. Đây được xem là một “To do list” đơn giản để bắt đầu một ngày làm việc thật hiệu quả.

Nếu được, hãy phân chia các hạng phục thành 3 loại: công việc – gia đình – cá nhân rồi ưu tiên thực hiện những việc quan trọng trước trong từng loại.

Quản lý áp lực công việc

Nếu bạn cứ tham công tiếc việc, thậm chí là nhận nhiều việc hơn so với khả năng giải quyết của mình thì căng thẳng, mệt mỏi xảy đến là chuyện tất nhiên. Mà như vậy thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất làm việc của bạn.

Tuy nhiên, một chút áp lực cũng là cách để thôi thúc bản thân nâng cấp khả năng làm việc, nhưng hãy chắc chắn rằng sự lựa chọn này không khiến cho bạn bị stress và bạn có dư chút thời gian để nghỉ ngơi nhé!

Tự đặt ra deadline

Để thách thức sức chịu đựng và nâng cấp khả năng làm việc của mình, bạn có thể tự đặt ra deadline trước khi bắt tay vào thực hiện. Tất nhiên, bạn phải tuân thủ deadline bằng mọi giá. Sau đó, hãy tự thưởng cho mình sau khi đã chinh phục được cột mốc đó!

Hạn chế Multitasking

Multitasking nghĩa là làm nhiều việc cùng một lúc. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh được bạn chỉ có thể phát huy hết khả năng của mình và hoàn thành tốt nhất công việc khi chỉ tập trung vào giải quyết một công việc duy nhất. Vì thế, Multitasking sẽ làm giảm năng suất làm việc và kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả của bạn.

Dù vậy, bạn hoàn toàn có thể nhóm các công việc đơn giản và tương đồng lại với nhau để giải quyết cùng một lúc, để tiết kiệm thời gian. Riêng đối với những công việc độc lập và quan trọng, hãy chắc chắn rằng bạn có đủ thời gian, tâm sức để tập trung hoàn thành thật tốt trước khi chuyển sang công việc khác.

Bắt đầu sớm

Đa phần những người thành công có một điểm chung, đó là thức dậy sớm để làm việc. Với họ, việc thức dậy sớm này cũng là cách quản lý thời gian hiệu quả, giúp họ bình tĩnh, ngồi suy nghĩ để lên kế hoạch làm việc trong một ngày.

Thực tế cho thấy, khi bạn dậy sớm sẽ khiến bạn bình tĩnh, sáng tạo và tỉnh táo hơn. Đặc biệt, thời gian trôi đi về cuối ngày, năng lượng của bạn cũng sẽ giảm xuống, ảnh hưởng đến năng suất và bạn không thể thực hiện tốt công việc được.

Nghỉ ngơi

Đừng để căng thẳng chi phối năng suất làm việc của bạn bằng cách bạn tự cho mình thời gian để nghỉ ngơi (tầm 10 – 15 phút). Tốt nhất là bạn nên tự cân bằng thời gian của mình bằng cách đi ăn, thư giãn và du lịch cùng bạn bè, gia đình.

Biết cách nói “Không!”

Hãy mạnh dạn nói KHÔNG trước lời đề nghị thêm việc khi mà bạn đã có rất nhiều việc để làm rồi! Hãy kiểm tra To do list của chính mình trước khi đồng ý nhận thêm việc từ người nào nhé!

Bài viết đã mang đến những gợi ý cho bạn biết cách quản lý thời gian hiệu quả và nâng cao hiệu suất công việc lên mức tốt nhất. Vì thế, mong rằng bạn sẽ phát huy hết khả năng làm việc của chính mình sau khi thực hiện theo những hướng dẫn của chúng tôi. Nếu có thêm thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ về cho chúng tôi để được tư vấn thêm nhé!

Kỹ năng lắng nghe hiệu quả – những bí quyết bạn nên thuộc “nằm lòng”

kỹ năng lắng nghe hiệu quả

Lắng nghe là một kỹ năng tưởng rằng đơn giản trong giao tiếp nhưng không phải ai cũng làm được. Nghe thì đơn giản nhưng việc nghe để hiểu và chia sẻ thì bạn cần phải trau dồi hàng ngày. Lắng nghe hiệu quả được xem là một phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp, qua đó giúp bạn có một cuộc trò chuyện cởi mở, thân thiện và hiểu được những gì mà người bạn của mình muốn truyền đạt trong cuộc giao tiếp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được thế nào là kỹ năng lắng nghe hiệu quả và giúp bạn áp dụng vào cuộc sống hàng ngày của mình.

Tập trung vào cuộc đối thoại

Bước đầu tiên để bạn lắng nghe đó là hãy tập trung vào cuộc đối thoại. Việc tập trung sẽ giúp bạn hiểu được câu chuyện đang diễn ra và tiếp thu được những gì mà người nói đang trình bày. Khi giao tiếp, bạn lơ là và chỉ quan tâm đến những thứ xung quanh mà không tập trung, thì sẽ khiến đối phương cảm thấy khó chịu và không được tôn trọng.

Khi không chú ý vào cuộc trò chuyện, bạn sẽ dễ gây ra hiểu lầm và rơi vào trường hợp khó xử khi người nói bất ngờ hỏi bạn, bạn sẽ không bắt kịp nhịp độ của cuộc trò chuyện để trả lời. Vì thế khi giao tiếp, bạn nên tránh việc bị thu hút bởi những thứ xung quanh bằng cách tắt điện thoại, lựa chọn nơi yên tĩnh…để trò chuyện.

Không được ngắt lời

Trong nhiều cuộc trò chuyện, đôi khi bạn quá nôn nóng để trình bày những quan điểm của mình mà ngắt lời đối phương đang nói, đây là một điều tối kỵ trong giao tiếp. Cho dù bạn bạn có chủ ý hay không có chủ ý cắt ngang vào lời người khác, thì đây cũng là một hành động thiếu lịch sự, không tôn trọng người nói và thể hiện bạn là một người có văn hóa giao tiếp kém.

Để lắng nghe hiệu quả và hiểu được câu chuyện của đối phương, bạn nên nghe hết những gì họ nói, đừng ngắt lời và xen vào lời nói của họ khi mình chưa hiểu hết câu chuyện. Điều này dễ gây cho người nói cảm giác khó chịu khi giao tiếp với bạn.

Giao tiếp hình thể

Để người khác biết bạn đang chú ý lắng nghe họ, ngoài việc tập trung, bạn có thể giao tiếp với đối phương bằng ngôn ngữ hình thể thông qua ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ. Đơn cử, khi đồng tình với một quan điểm nào đó, bạn thể gật đầu để người khác biết rằng bạn có chú ý và hiểu được câu chuyện của họ. Bên cạnh đó, bạn hãy luôn hướng ánh mắt của mình về đối phương, thể hiện sự hợp tác của bạn khi lắng nghe họ nói. Đối với những câu chuyện hài hước, bạn hãy luôn mỉm cười và thể hiện sự cởi mở của mình trong giao tiếp.

Không phán xét và đánh giá

Kỹ năng lắng nghe hiệu quả được thể hiện khi bạn tôn trọng ý kiến mỗi người. Trong một cuộc làm việc nhóm, hãy lắng nghe suy nghĩ và ý kiến của những bạn trong nhóm. Nếu đó là những ý kiến không tốt thì bạn cũng không nên đánh giá hay phán xét họ, thay vào đó có thể giải thích rõ ràng cho mọi người hiểu.

Hãy luôn tiếp thu ý kiến của người khác một cách chân thành và cởi mở, bởi ý kiến và suy nghĩ của bạn chưa chắc đúng và ý kiến của bạn mình chưa chắc sai. Việc luôn muốn học hỏi sẽ giúp bạn tiến bộ hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Đặt câu hỏi cho đối phương

Đặt câu hỏi đúng và liên quan đến câu chuyện cũng là một cách thể hiện bạn đang chú ý lắng nghe những gì đối phương trình bày. Trong giao tiếp, bạn có thể đặt những câu hỏi ngạc nhiên như:”Thật sao?”, “Tại sao lại có chuyện như vậy?”…thể hiện bạn quan tâm đến câu chuyện đang được đề cập đến. Bên cạnh đó, đặt câu hỏi giúp đối phương chia sẻ nhiều thông tin hơn trong cuộc trò chuyện.

Bạn nên lưu ý, không được hỏi quá nhiều, hỏi liên tục khi người bạn của mình đang nói. Người nói sẽ cảm thấy khó chịu và không được tôn trọng. Hơn thế nữa, hãy tránh hỏi những câu ngoài lề và không liên quan đến câu chuyện. Sẽ rất dễ gây hiểu lầm và đối phương nghĩ bạn không có hứng thú hoặc không quan tâm đến những gì họ nói.

Lắng nghe hiệu quả không có nghĩa là bạn hoàn toàn im lặng trong cuộc trò chuyện. Bên cạnh đó bạn phải biết cách thể hiện ngôn ngữ hình thể, biết được lúc nào nên đặt câu hỏi cho phù hợp…để hiểu nhau và tạo ra một cuộc giao tiếp như ý muốn. Hãy luôn học cách lắng nghe hiệu quả để trở thành một có văn hóa trong giao tiếp.

Cầu toàn là gì? Người cầu toàn thường có những dấu hiệu gì

Cầu toàn là khái niệm dùng để chỉ những người luôn mong muốn sự hoàn hảo thông qua việc tự đặt những tiêu chuẩn riêng cho bản thân. Họ sẽ luôn đưa ra những mục tiêu rất cao để bản thân hoàn thành, bên cạnh đó là sự thất vọng và tiêu cực khi mọi thứ không như ý muốn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn biết người cầu toàn thường có những dấu hiệu như thế nào và bạn có phải là người cầu toàn hay không? Cùng tham khảo ngay nhé.

Đặt ra mục tiêu quá cao                            

Người cầu toàn luôn đặt ra cho mình những mục tiêu cao trong cuộc sống, đôi khi có thể là những mục tiêu vượt xa khỏi khả năng của bạn. Bạn luôn cố gắng và nỗ lực để thực hiện những thứ mà mình đã đặt ra trong tương lai. Bạn luôn thay đổi liên tục những khiếm khuyết của mình sao cho phù hợp với những kỳ vọng mà mình đã đặt ra. Bạn sẽ chẳng bao giờ dừng lại hay bỏ cuộc nếu chưa đạt được những mục tiêu mà mình mong muốn.

Đặt ra mục tiêu và cố gắng hoàn thành là một điều rất tốt giúp bạn thành công trong cuộc sống. Nhưng hơn hết bạn phải biết rõ giới hạn bản thân nằm ở đâu, đừng kỳ vọng quá nhiều vào những thứ vượt xa khả năng của chính mình.  

Lo sợ về những thất bại

Thất bại là một chuyện mà người cầu toàn không bao giờ chấp nhận được. Chính vì bạn kỳ vọng quá nhiều bạn thân mình và cho rằng đó là những thứ tốt nhất mà bạn đã làm, do đó thất bại là điều rất khó để bạn đối mặt. Bạn sẽ luôn dằn vặt mình về những lỗi sai dẫn đến sự thất bại trong công việc mà bạn đã làm. Bên cạnh đó, người cầu toàn nghĩ rằng họ luôn được mọi người đánh giá cao và kỳ vọng nhiều, chính vì thế khi thất bại họ rất sợ nhận lấy sự chỉ trích và thất vọng từ người khác.

Nhận thức về thất bại luôn là động lực để bạn làm tốt hơn ở những lần sau. Tuy nhiên, bạn đừng quá dằn vặt và chèn ép bản thân khi phạm phải những sai lầm. Điều quan trọng là phải biết thay đổi để hoàn thiện bản thân hơn. Thất bại đó cũng là điều tất nhiên trong cuộc sống mà ai cũng phải đối mặt để trưởng thành.

Luôn cân nhắc cẩn trọng

Bởi vì sự kỳ vọng vào bản thân và nỗi sợ thất bại quá lớn, người cầu toàn luôn cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định một vấn đề nào đó. Thậm chí là khiến bạn cảm thấy phân vân, lo lắng rất nhiều không biết phải giải quyết như thế nào là đúng nhất.

Thông thường, bạn thường mất rất nhiều thời gian để xử lý vấn đề hoặc đưa ra sự lựa chọn cho bản thân. Lâu dần, bạn sẽ trở thành một người không quyết đoán, không dám khám phá những thứ mới, luôn chọn những điều mình cảm thấy an toàn. Điều đó dẫn đến việc bạn sẽ không học được cách phát triển bản thân từ những thử thách.

Tập trung vào kết quả công việc

Bạn luôn muốn hoàn thành mọi công việc một cách tốt nhất và không chấp nhận những sai sót dù chỉ là lỗi nhỏ. Người cầu toàn luôn chú trọng vào kết quả công việc, vì thế bạn luôn làm việc với năng suất cao nhất và tập trung cao độ. Đôi khi việc thư giãn, nghỉ ngơi là điều mà người cầu toàn cảm thấy xa xỉ.

Bạn mong muốn đạt kết quả tốt nhất khi làm mọi việc là một điều rất tốt. Tuy nhiên, điều đó sẽ tạo nên những áp lực vô hình cho chính bản thân và bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, nặng nề và không tìm được niềm vui, hứng khởi trong công việc.

Đầy tham vọng

Tham vọng có nghĩa là bạn vẫn không hài lòng về những điều mà mình đạt được và có được trong cuộc sống. Ngay cả khi những việc đó được người khác đánh giá rất cao nhưng bạn vẫn không thỏa mãn với chính mình. Điều đó khiến bạn không tôn trọng và hiểu được giá trị của những thứ mà mình đang có.

Cầu toàn sẽ mang lại cho bạn một số những điều tích cực trong cuộc sống: biết đặt ra mục tiêu và hoàn thành, biết cách điều chỉnh mọi thứ tốt hơn và hướng đến sự hoàn hảo trong cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, cầu toàn sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi khi theo đuổi những thứ vượt xa khả năng của mình và đôi lúc bạn không nhận ra được giá trị của những thứ đang tồn tại trong cuộc sống. Đừng biến bản thân trở thành những người lúc nào cũng lo lắng cho sự hoàn hảo, hãy nhìn mọi thứ đơn giản hơn để có một cuộc sống luôn thư giãn và hạnh phúc nhất có thể.