Đóng dấu treo là gì? Quy định về việc sử dụng ra sao?

Dấu treo là một loại dấu quan trọng được dùng trong doanh nghiệp. Mặc dù rất quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu rõ đóng dấu treo là gì và cách dùng dấu treo ra sao. Vậy những ai đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy tìm hiểu theo phần trình bày sau bạn nhé!

Đóng dấu treo là gì? Có ý nghĩa ra sao?

Dấu treo là con dấu dùng để đóng lên các loại văn bản quan trọng trong doanh nghiệp. Vị trí đóng dấu thường là ở trang đầu tiên, trong đó trùm lên 1 phần tên của cơ quan, tổ chức hay đóng tại phụ lục có đính kèm theo các loại văn bản chính. Việc sử dụng con dấu cần tuân thủ theo quy định của pháp luật với ý nghĩa là các văn bản đã được thông qua và chấp nhận.

Bên cạnh đó, dấu treo còn có một số ý nghĩa quan trọng như sau:

– Dấu treo là dấu được dùng để đánh lên các văn bản trong nội bộ công ty nhằm thông báo với tập thể nhân viên trong công ty.

– Dấu treo đóng lên phía góc trái của liên đỏ để có giá trị xác định thẩm quyền nhằm tránh thông tin bị giả mạo.

– Một văn bản chính thống cần có dấu treo, vậy nên trước khi ban hành văn bản cho bất kỳ hoạt động nào trong công ty cần phải đóng dấu treo lên các văn bản.

Cách sử dụng dấu treo theo đúng quy định

Việc sử dụng dấu treo là rất quan trọng trong doanh nghiệp nên cần phải biết cách sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ mà cần lưu ý một số điều trong cách sử dụng:

– Khi không có sự ủy quyền: Dấu treo được dùng trong trường hợp người chịu trách nhiệm ký phía dưới văn bản không có thẩm quyền đóng dấu lên chữ ký của mình trong văn bản đã ký. Trường hợp này thường thấy trong phòng đào tạo hay phòng công tác sinh viên ở trường đại học khi xin dấu của sinh viên hoặc sử dụng loại dấu này trên các hóa đơn.

– Khi ban hành các loại văn bản: Đây là trường hợp dùng cho các văn bản pháp luật hay các phụ lục theo quy định của pháp luật. Điển hình như các văn bản được cơ quan ban hành đã có hiệu lực theo quy định của pháp luật.

Quy định về cách đóng dấu treo

Theo quy định của pháp luật thì việc đóng dấu treo phải tuân thủ như sau:

– Đóng dấu phải rõ ràng, ngay vị trí, đúng chiều và đúng mực dấu quy định.

– Dấu đóng phải trùm lên 1/3 của chữ ký về phía bên trái.

– Khi đóng dấu lên các phụ lục kèm theo các văn bản do người ký văn bản quyết định thì dấu được đóng lên trang đầu và trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hay tên phụ lục.

– Việc đóng dấu treo, dấu nổi trên văn bản hoặc tài liệu chuyên ngành phải theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng của cơ quan quản lý.

Ngoài ra, dấu treo còn được dùng đối với những văn bản mang tính thông báo ở trong cơ quan, tổ chức. Như vậy, đóng dấu treo lên các văn bản chỉ mang tính thông báo mà không mang tính pháp lý. Và điều này chỉ khẳng định văn bản, phục lục được đóng dấu treo là một phần đi kèm của văn bản chính.

Quy định về việc sử dụng và quản lý dấu treo

Theo điều 25 của Nghị định 110/2004/NĐ-CP có quy định rõ về việc sử dụng và quản lý con dấu. Theo đó con dấu của cơ quan, tổ chức phải do nhân viên văn thư giữ và đóng dấu, họ phải có trách nhiệm thực hiện những quy định sau:

– Khi chưa có văn bản được phép của người có thẩm quyền thì không được giao con dấu cho người khác.

– Phải tự tay đóng dấu vào các văn bản của cơ quan, tổ chức.

– Sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền thì mới đóng dấu treo lên văn bản.

– Không được đóng dấu khống chỉ.

Con dấu trong cơ quan, tổ chức và con dấu của các văn phòng hay đơn vị trong cơ quan, tổ chức được quy định về việc sử dụng như sau:

– Những văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành thì phải có dấu đóng của cơ quan, tổ chức đó.

– Những văn bản do văn phòng hay đơn vị ban hành thì phải có dấu đóng của văn phòng hay đơn vị đó trong phạm vi quyền hạn.

Với phần trình bày thì hy vọng các bạn đã hiểu đóng dấu treo là gì. Đặc biệt là biết cách sử dụng dấu treo đúng quy định của pháp luật. Những kiến thức này góp phần giúp bạn có thêm kiến thức trong việc sử dụng và quản lý dấu treo tại cơ quan, đơn vị.

Teamwork là gì? Lợi ích khi làm teamwork

Teamwork là một hình thức làm việc quan trọng ở một số ngành nghề bởi giúp mang lại những hiệu quả cao trong công việc. Nhưng một số bạn trẻ hiện nay nhất là các bạn sinh viên vẫn chưa hiểu rõ teamwork là gì. Cùng tìm hiểu vấn đề này ngay trong phần trình bày sau bạn nhé!

Teamwork là gì? Đặc điểm của teamwork

Teamwork được hiểu là làm việc nhóm. Trong đó, tập hợp nhiều thành viên để phối hợp và tương tác với nhau rồi chia công việc chung thành những công việc nhỏ. Mỗi người sẽ được phân công nhiệm vụ đúng với khả năng và chuyên môn của mình để công việc hoàn thành nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.

Vai trò của teamwork là giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên. Trong đó, nếu bạn không đủ chuyên môn để thực hiện công việc thì những người còn lại trong nhóm sẽ hỗ trợ. Từ đó giúp hoàn thành mục tiêu thành công như mong đợi.

Hình thức làm việc nhóm đóng vai trò quan trọng trong quản trị nhân sự hiện nay. Chính vì vậy mà trong thông tin ứng tuyển ở nhiều công ty lớn, nhỏ đều có yêu cầu kỹ năng làm việc nhóm. Điều này là yếu tố giúp các bạn trẻ rèn luyện kỹ năng này ngay từ khi còn học trên ghế nhà trường.

Các giai đoạn hình thành và phát triển của một đội nhóm diễn ra như sau:

Hình thành: Từ những cá nhân rời rạc nhau rồi tập hợp lại thành nhóm tạo mối quan hệ tình cảm ban đầu. Thông thường lúc này các thành viên thường có sự háo hức và không kém phần lo lắng.

Giai đoạn sóng gió: Ở giai đoạn này, các cá nhân bắt đầu va chạm với nhau, bộc lộ rõ tính cách và cái tôi. Nên đôi khi có những xung đột và nếu những cá nhân nào không thể chấp nhận được có thể bị đào thải trong giai đoạn này.

Giai đoạn chuẩn hóa: Những mâu thuẫn được dàn xếp và giải quyết rõ ràng. Hình thành những tiêu chuẩn chung để ổn định mối quan hệ giúp tin tưởng nhau hơn.

Thể hiện: Đây là giai đoạn được mong đợi cao nhất của teamwork. Vì các thành viên có sự gắn kết mạnh mẽ với nhau và trưởng thành hơn.

Những kỹ năng cần thiết để làm việc nhóm

Không đơn giản mà chúng có làm việc nhóm với nhau để đạt được thành công mà cần phải học hỏi một số kỹ năng cần thiết. Từ đó mới giúp bản thân có chỗ đứng trong đội nhóm của mình, chẳng hạn như sau:

Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp là không thể thiếu trong quá trình làm việc nhóm. Vì chúng ta phải khéo léo trao đổi, chia sẻ và đưa ra ý kiến trong lúc họp nhóm để mọi người đồng tình với những ý tưởng của mình.

Giải quyết xung đột: Kỹ năng này giúp các thành viên trong nhóm giải quyết những mâu thuẫn và bất đồng ý kiến với nhau trong công việc. Đặc biệt, đối với người trưởng nhóm thì kỹ năng này khá quan trọng để đứng ra hòa giải xích mích giữa các thành viên.

Kỹ năng lắng nghe: Khi họp nhóm trao đổi công việc thì hẳn là phải có người nói và có người nghe. Vì vậy, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng lắng nghe để nắm bắt những thông tin mà người khác trình bày thì mới hiểu rõ và đưa ra ý kiến. Tất cả là để đóng góp giúp cho mỗi cá nhân được hoàn thiện hơn.

Trách nhiệm với công việc: Để nhận được sự tin cậy của các thành viên trong nhóm thì hẳn là bạn phải làm việc có trách nhiệm, hoàn thành đúng thời hạn. Đặc biệt để teamwork của mình ngày càng phát triển thì mỗi thành viên đều phải có tinh thần chủ động trong công việc.

Những vấn đề thường gặp khi làm việc nhóm

Có những vấn đề khi làm việc nhóm mà hầu hết bất kỳ nhóm nào cũng đều gặp phải. Nổi bật nhất là những yếu tố thường thấy như sau:

Ngại đưa ra ý kiến và không tập trung: Đây là vấn đề diễn ra thường xuyên khi họp nhóm, thường thì chỉ có một người trình bày và đưa ra ý kiến mà người đó là leader. Những thành viên còn lại thường chỉ ngồi nghe và ngại đưa ra ý kiến hoặc chỉ làm việc riêng.

Ít tương tác với nhau: Đây là thời đại công nghệ nên hầu hết việc trao đổi giữa các thành viên thường diễn ra qua skype, zalo, chatwork mà ít khi có sự trao đổi trực tiếp. Điều này tạo khoảng cách làm cho các thành viên ít gắn kết với nhau.

Xung đột ý kiến với nhau: Hầu hết ở nhóm nào cũng ít nhiều có những ý kiến trái chiều tạo sự xung đột với nhau. Nhưng cần nhất là chúng ta biết cách hòa hợp để tạo sự thống nhất nhằm đưa ra phương án cuối cùng.

Phân chia công việc không đồng đều: Điều này cũng thường thấy trong nhiều teamwork. Đây thường là trách nhiệm của người trưởng nhóm bởi không biết cách phân công nhiệm vụ, công việc phân bố không đồng đều và bố trí việc không đúng với năng lực khiến các thành viên đôi khi mơ hồ. Từ đó ảnh hưởng đến tiến độ và công việc không đạt hiệu quả cao.

Phần thông tin là những chia sẻ bổ ích để giúp các bạn có thể hiểu rõ teamwork là gì. Qua đây chúng ta còn hiểu rõ những kỹ năng nào cần thiết cho công việc để từ đó rèn luyện tốt cho mình trước khi bắt đầu ứng tuyển tại các công ty.

Tạm ứng là gì? Những điều cần biết về tạm ứng trong kế toán

Thỉnh thoảng chúng ta vẫn hay nghe từ tạm ứng lương. Vậy tạm ứng là gì? Chắc hẳn mọi người có thể hiểu nôm na được ý nghĩa của từ ngữ này. Nhưng trong hạch toán kế toán tạm ứng được thực hiện theo nguyên tắc nào? Cùng tìm hiểu qua phần trình bày sau bạn nhé!

Tạm ứng là gì? Những điều cần biết về tạm ứng

Tạm ứng được hiểu là vật đó thuộc về bạn nhưng chưa đến thời hạn lấy theo quy định. Tuy nhiên, chúng ta muốn lấy trước thì gọi là tạm ứng. Thuật ngữ này thường dùng trong việc tạm ứng lương mà người lao động nhận trước của doanh nghiệp theo hợp đồng thỏa thuận trước đó.

Trong hoạt động kinh doanh, số tiền tạm ứng được thanh toán hoặc nhận trước khi sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được giao theo quy định trong nội dung hợp đồng. Theo đó các khoản thanh toán này sẽ được coi là chi phí trả trước trong việc hạch toán kế toán của doanh nghiệp. Đây là tài sản để cân đối trong kế toán và khi tài sản này được sử dụng sẽ ghi vào báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ phát sinh.

Như vậy, tạm ứng, lương tạm ứng, tiền tạm ứng là một thuật ngữ dùng trong kế toán hiện nay. Và được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Cụ thể là hay tạm ứng tiền công cho công nhân.

Việc tạm ứng được hạch toán trên tài khoản 141, trong đó được ghi cụ thể như sau:

– Bên nợ: Tạm ứng các khoản tiền, vật liệu, vật tư cho công nhân của các doanh nghiệp.

– Bên có: Các khoản tạm ứng được thanh toán, tiền tạm ứng cho người lao động nếu còn dư thì chuyển vào quỹ hoặc tính trừ vào lương của người lao động. Đối với vật liệu, nếu còn dư thì chuyển nhập lại vào kho.

– Đối với dư nợ: Số tiền tạm ứng chưa được thanh toán xong.

Nguyên tắc hạch toán các khoản tạm ứng của doanh nghiệp

Hạch toán các khoản tạm ứng trong doanh nghiệp có một số nguyên tắc cần tuân thủ để hoạt động này diễn ra thuận lợi. Cụ thể đó là nguyên tắc gì?

– Người tạm ứng lương là người đang làm việc tại doanh nghiệp và có hợp đồng lao động giữa 2 bên.

– Người tạm ứng là người chịu trách nhiệm với các khoản tạm ứng mà doanh nghiệp đã tạm ứng.

– Khi tạm ứng thì người lao động phải nêu các lý do để doanh nghiệp chấp nhận tạm ứng.

– Khi được phê duyệt tạm ứng thì người lao động phải đảm bảo việc sử dụng số tiền đúng với mục đích của mình.

– Sau khi hoàn thành công việc thì người lao động phải lập bảng thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ gốc để thanh toán các khoản tạm ứng với doanh nghiệp.

– Nếu muốn tạm ứng ở lần tiếp theo thì người lao động phải thanh toán dứt điểm các khoản tạm ứng trước đó. Đây là nguyên tắc cần thiết để doanh nghiệp tránh được những rủi ro.

– Nhân viên kế toán là người trực tiếp chi các khoản tiền tạm ứng và cần phải lấy sổ kế toán để ghi lại cụ thể đầy đủ thông tin của từng người tạm ứng. Trong đó note lại tình hình tạm ứng, thanh toán tạm ứng theo từng lần. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà kế toán phải thực hiện cẩn thận.

Theo phương pháp kế toán trong doanh nghiệp, tiền tạm ứng được hạch toán ở các tài khoản cụ thể như sau:

– Tiền tạm ứng vật tư cho người lao động: Nợ TK 141 và các tài khoản 111, 112, 152…

– Khi đã thực hiện công việc xong thì người tạm ứng lập bảng thanh toán tạm ứng kèm theo những giấy tờ gốc để chứng minh tạm ứng sẽ ghi: Nợ TK 141 (được hiểu là tạm ứng có nợ TK: 152, 153, 156, 241, 331, 621…).

– Đối với những khoản tạm ứng đã chi và đã sử dụng nhưng còn dư thì nhập lại vào quỹ hoặc trừ vào tiền lương của người nhận tạm ứng sẽ ghi: Nợ TK 111 (tiền mặt), nợ TK 152 (nguyên vật liệu), nợ TK 334 (phải trả cho người lao động), có TK 141 (tạm ứng).

– Đối với trường hợp số thực chi được cấp trên ký duyệt lớn hơn số đã tạm ứng thì kế toán phải lập thêm phiếu chi để thanh toán tạm ứng thêm cho người nhận, ghi: Nợ các TK (152, 153, 156, 621…) có TK – được hiểu là tiền mặt.

Hướng dẫn cách viết thanh toán tiền tạm ứng

Các khoản tạm ứng sẽ được ghi vào giấy thanh toán tiền tạm ứng, đây là căn cứ để ghi vào sổ kế toán. Vì vậy, chúng ta phải biết cách viết giấy tạm ứng như sau:

– Trong mục 1, ghi số tiền tạm ứng bao gồm 2 nội dung: Một là số tiền tạm ứng của lần trước chưa chi tiết sẽ căn cứ vào số dư tạm ứng tính đến ngày lập phiếu trên sổ kế toán. Hai là số tiền tạm ứng của kỳ này sẽ căn cứ vào các phiếu chi tạm ứng và mỗi phiếu sẽ chỉ ghi 1 dòng duy nhất.

– Trong mục 2, ghi số tiền đã chi dựa vào căn cứ các chứng từ chi tiêu của người nhận tạm ứng và mỗi một chi tiêu cũng chỉ ghi 1 dòng duy nhất.

– Trong mục 3, ghi chênh lệch giữa mục 1 với mục 2 trong giấy thanh toán tạm ứng. Trong đó, nếu số tạm ứng chi mà còn dư thì sẽ ghi vào dòng 1 của mục 3. Còn nếu chi quá số tạm ứng sẽ ghi vào dòng 2 của mục 3.

Với những thông tin đã chia sẻ thì hy vọng các bạn đã hiểu rõ tạm ứng là gì. Đặc biệt biết được những thông tin cơ bản về việc tạm ứng được hạch toán ra sao trong kế toán. Từ đó giúp mỗi người có thể thực hiện đúng trách nhiệm của mình.

Underwriting là gì? Các bước thẩm định bảo hiểm đúng quy định

Underwriting là gì? Đây là một thuật ngữ tiếng Anh mà có rất nhiều người chưa hiểu rõ. Để trả lời được cho câu hỏi này thì chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm, tính chất công việc cụ thể theo phần trình bày dưới đây. Cùng xem qua bạn nhé!

Underwriting là gì? Nhiệm vụ thực hiện

Underwriting là một thuật ngữ trong tiếng Anh có nghĩa là thẩm định bảo hiểm. Đây là quá trình phân loại, đánh giá và lựa chọn của công ty bảo hiểm. Trong đó, nhiệm vụ của những người thẩm định là nhận diện rủi ro, đánh giá chính xác những rủi ro và phân nhóm. Từ đó đưa ra các quyết định thẩm định phê duyệt hay từ chối yêu cầu bảo hiểm.

Thẩm định bảo hiểm là nhiệm vụ quan trọng tại mỗi công ty bảo hiểm. Vì vậy, công việc được ban hành những hướng dẫn nhằm quy định cụ thể về quy trình và các tiêu chí thẩm định. Mà người giữ nhiệm vụ này còn được biết đến với tên gọi là chuyên gia thẩm định bảo hiểm.

Nhìn chung, công việc thẩm định bảo hiểm ngày càng thu hút với cơ hội rộng mở ở nhiều công ty có cả tư nhân và chính phủ. Cụ thể thẩm định bảo hiểm ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xe cộ, bảo hiểm chung…

Các bước thẩm định bảo hiểm theo quy định

Thẩm định bảo hiểm là một trình tự các thủ tục, trong đó được tiến hành theo 2 bước là xác định rủi ro và phân loại rủi ro. Cụ thể nội dung cần xác định như sau:

Xác định rủi ro (Identify risks): Trong việc giao dịch bảo hiểm, bất kể nguyên nhân hay sự kiện nào có thể gây tổn thất luôn được xác định rõ ràng và chi tiết. Vì vậy, trong quá trình thẩm định rủi ro bảo hiểm tập trung chủ yếu vào việc xác định nhân tố có thể gây phát sinh và gia tăng rủi ro gây tổn thất. Trong đó, bao gồm nguy cơ vật chất và nguy cơ đạo đức.

Phân loại rủi ro (Classify risks): Sau khi đã xác định được rủi ro thì bộ phận thẩm định sẽ xếp các đối tượng tham gia bảo hiểm vào nhóm rủi ro phù hợp. Trong đó, nhóm rủi ro là nhóm các đối tượng có cùng mức độ rủi ro đối với công ty bảo hiểm.

Việc phân nhóm rủi ro là để xác định đối tượng bảo hiểm trong các nhóm rủi ro khác nhau sẽ được áp dụng mức phí bảo hiểm khác nhau. Còn các nhóm đối tượng có mức độ rủi ro càng lớn thì mức phí được tính càng cao hơn.

Việc phân nhóm rủi ro ở mỗi công ty bảo hiểm là khác nhau. Ở bảo hiểm nhân thọ xếp các đối tượng tham gia bảo hiểm vào 4 nhóm rủi ro chính như sau:

– Nhóm rủi ro chuẩn (The Standard Class)

– Nhóm rủi ro ưu tiên (Preferred Risk)

– Nhóm rủi ro dưới chuẩn (Substandard Class)

– Nhóm rủi ro loại trừ (The Declined Risk).

Các bước thẩm định bảo hiểm liên quan

Việc thẩm định bảo hiểm ngoài việc thực hiện các bước trên còn thêm các bước quan trọng khác, cụ thể như sau:

Tính phí bảo hiểm và rủi ro tài chính: Việc kinh doanh bảo hiểm dựa trên sự rủi ro. Vì vậy, tất cả các vấn đề về tính phí bảo hiểm, ước tính mức bồi thường dự định, trích lập dự phòng, xác định doanh thu, các khoản chi phí… đều dựa trên những ước lượng về rủi ro và quy luật xác suất thống kê. Vì vậy, đây là nghiệp vụ rất đặc trưng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các công ty bảo hiểm.

Giải quyết quyền lợi bảo hiểm: Sau khi tiếp nhận yêu cầu bồi thường bảo hiểm của khách hàng thì bộ phận đền bù bảo hiểm sẽ xử lý. Trong đó, thực hiện các việc thẩm định, đánh giá mức thiệt hại và tính toán mức đền bù phù hợp. Sau đó, thực hiện việc chi trả bảo hiểm cho đối tượng theo đúng quyền lợi mà họ được nhận theo đúng hợp đồng bảo hiểm.

Đền bù bảo hiểm là một nhiệm vụ quan trọng cần được thực hiện chính xác và đúng thời gian quy định để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Tuy nhiên, cũng cần tính toán mức đền bù phù hợp, quan sát để phát hiện và điều tra những dấu hiệu bất thường trong việc đền bù.

Mọi thắc mắc về câu hỏi underwriting là gì đã được trình bày cụ thể để các bạn biết các vấn đề cơ bản của việc thẩm định bảo hiểm. Qua đó, chúng ta sẽ phần nào hiểu được quy trình tham gia bảo hiểm ra sao theo đúng quy định của pháp luật.

Làm thời vụ là gì? Cần lưu ý những gì khi làm thời vụ

Làm thời vụ là gì? Cần lưu ý những gì khi làm thời vụ

Có lẽ công việc thời vụ đã không còn xa lạ với nhiều người nhất là các bạn sinh viên. Vậy làm thời vụ là gì? Công việc mang đến lợi ích ra sao? Đặc biệt là cần lưu ý những gì khi tham gia công việc? Cùng tìm hiểu những vấn đề quan trọng này trước khi tìm một công việc thời vụ bạn nhé!

Làm thời vụ là gì? Đối tượng làm công việc thời vụ

Làm thời vụ là làm các công việc thời vụ trong thời gian ngắn hạn nhất định rơi vào khoảng 3-6 tháng. Sau khi hoàn thành công việc thì người lao động có thể tạm ngưng công việc và chờ đến khi công ty có nhu cầu thì liên hệ lại. Thông thường thì thời gian lao động mà người lao động ký kết với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật thường dưới 12 tháng.

Tính chất công việc thời vụ thường không liên tục và diễn ra trong khoảng thời gian vào các thời điểm như các ngày lễ, tết, nghỉ hè…Mức lương mà người lao động được nhận theo sự thỏa thuận của công ty và người lao động mà không theo quy định của nhà nước. Tuy nhiên, người lao động vẫn được hưởng chính sách bảo hiểm xã hội theo quy định của luật lao động Việt Nam.

Do tính chất công việc thời vụ thường không cố định nên đối tượng phù hợp với công việc này bao gồm các trường hợp như sau:

– Sinh viên cần việc trong những ngày nghỉ hè, lễ, tết… hoặc làm trong khoảng thời gian chờ tìm công việc chính thức.

– Những trường hợp sau khi tham gia nghĩa vụ quân sự đang chờ tìm công việc chính thức.

– Những người trong độ tuổi trung niên muốn tìm công việc thời vụ để có thêm thu nhập mà không gò bó về thời gian.

– Những người có công việc hành chính nhưng có quỹ thời gian trống và linh động bố trí công việc thời vụ.

Việc làm thời vụ mang lại những lợi ích gì?

Mặc dù công việc thời vụ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng vẫn mang lại những lợi ích dành cho người lao động, đặc biệt là các bạn sinh viên với một số lợi ích sau:

– Tăng thu nhập cho người lao động: Có những công việc thời vụ được trả mức lương còn cao hơn những công việc ở một số ngành nghề khác. Khi có thu nhập này thì các bạn có thể trang trải cho cuộc sống trong khoảng thời gian đợi tìm công việc chính thức.

– Học hỏi được nhiều kỹ năng: Trong quá trình làm việc thì các bạn sẽ học hỏi được rất nhiều kỹ năng mà những kỹ năng này sẽ có ích cho công việc sau khi ra trường. Mặc dù có những công việc thời vụ có vẻ không liên quan đến nghề nghiệp của bạn nhưng chúng ta phải linh hoạt trong việc chọn lọc để tiếp thu và học hỏi.

– Thời gian làm việc linh hoạt: Thời gian làm việc linh hoạt là ưu điểm của các công việc thời vụ. Bởi sẽ không bó buộc nên rất thích hợp cho các bạn chọn ca làm việc phù hợp với thời gian trống của mình.

– Giúp định hướng nghề nghiệp: Các công việc thời vụ mang đến những kinh nghiệm để bạn biết mình cần gì và những gì phù hợp với bản thân. Từ đó giúp chúng ta có thể định hướng đến công việc trong tương lai. Đặc biệt là những công việc thời vụ thường mang đến những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn nhận ra những con đường thành công khác.

Cần lưu ý những gì khi tìm việc làm thời vụ?

Trước khi tìm công việc thời vụ thì các bạn cần phải biết một số điều như sau để đảm bảo quyền lợi khi tham gia lao động:

– Xem bảng mô tả công việc: Khi tìm bất kỳ một công việc nào thì trước tiên chúng ta phải xem bảng mô tả công việc ở phần thông tin tuyển dụng. Điều này giúp tránh được tình trạng làm việc khác với với vị trí ứng tuyển.

– Xem mức lương ứng tuyển: Xem mức lương cụ thể được đề cập trên tin tuyển dụng. Tránh những vị trí ứng tuyển ghi là “việc nhẹ lương cao” bởi những công việc này thường là những cái bẫy của các công ty lừa đảo.

– Thời gian làm việc cụ thể: Đây là yếu tố mà bạn cần xem xét kỹ để biết làm việc vào khoảng thời gian nào, có xoay ca hay không, một ca bao nhiêu giờ, có nghỉ ngơi hay không. Hiểu rõ những điều kiện này để chúng ta linh động sắp xếp thời gian.

– Không đặt cọc trước: Hiện nay, có nhiều công việc đăng tuyển xảy ra tình trạng đặt cọc. Đối với những tình trạng này thì chúng ta phải tránh xa bởi sau khi đặt cọc có thể không có việc và mất luôn cọc.

– Tìm hiểu kỹ nhà tuyển dụng: Muốn tìm được công việc thời vụ phù hợp thì chúng ta phải biết cách chọn lọc thông tin ứng tuyển. Trong đó, cần phải xem kỹ thông tin công ty, địa chỉ để tránh những rủi ro hoặc việc tìm hiểu này sẽ giúp bạn dễ dàng tham gia ứng tuyển.

Với những thông tin chia sẻ thì hẳn là mọi người đã biết làm thời vụ là gì. Thông qua đây chúng ta có thể hiểu rõ cách tìm công việc thời vụ hợp lý và phù hợp với bản thân mình. Từ đó học hỏi được những kỹ năng bổ ích từ công việc mà mình lựa chọn.