Cách từ chối công việc khéo léo mà không sợ mích lòng sếp

Trong quá trình đi làm, bạn sẽ không tránh khỏi những lúc bị sếp giao những công việc mà mình không mong muốn. Vậy làm sao để biết cách từ chối công việc khéo léo mà không sợ mất lòng cấp trên hay đồng nghiệp? Dưới đây là một vài mẹo nhỏ dành cho bạn!

Những lợi ích khi bạn biết cách từ chối nhận thêm công việc từ sếp

  • Tập trung hơn vào công việc hiện tại: Bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào công việc chuyên môn.
  • Tạo cảm giác thoải mái cho bản thân: Khi công việc không “ngập đầu” thì chắc chắn sẽ làm cho bạn có thêm thời gian để mở mang kiến thức, nâng cao năng lực.
  • Tạo cơ hội cho đồng nghiệp thỏa sức vẫy vùng: Biết đâu việc bạn từ chối nhận thêm việc lại mở ra cho đồng nghiệp của mình cánh cửa của thành công?!

6 cách từ chối nhận thêm việc một cách khéo léo

Tìm lý do chính đáng

Khi bạn đang rất bận bịu mà sếp cứ khăng khăng muốn giao thêm công việc cho bạn thì bạn nhất định phải từ chối khéo bằng cách đưa ra lý do chính đáng và thuyết phục.

Ví dụ: “Em cũng muốn làm cái này cho anh lắm nhưng giờ em phải làm báo cáo và kết toán của 2 tháng nữa, chắc đến tối mới xong anh ạ!” hoặc “Nếu chị không bận tìm tệp khách hàng mục tiêu thì chị đã làm giúp em cái này rồi, chị rất tiếc!”…

Không nên cảm thấy day dứt, có lỗi khi từ chối

Công việc chồng chất khiến bạn không có phút giây nào nghỉ tay. Chưa kể bạn cần tập trung hết công suất để giải quyết công việc hiện tại. Nếu làm không xong thì chắc chắn bạn sẽ phải chịu trách nhiệm trước sếp… Vì thế, với tất cả những lý do khó nói này, bạn đâu cần phải cảm thấy có lỗi khi từ chối nhận thêm việc.

Bởi nếu cứ cảm thấy day dứt và có lỗi, bạn sẽ gián tiếp làm ảnh hưởng đến kết quả công việc hiện tại và khiến hình ảnh của bạn xấu đi trong mắt sếp. Vì thế, hãy cố gắng và chăm chỉ hoàn thành tốt công việc của bản thân theo đúng deadline trước nhé!

Tìm giải pháp thay thế

Nếu bạn không thể ôm đồm nhiều việc thì tốt nhất là bạn nên đề suất giải pháp thay thế cho sếp. Ví dụ: “Em thấy anh A có khả năng làm được việc này tốt hơn em!” hay “Em nghĩ là bộ phận X họ có chuyên môn giải quyết việc này nhanh hơn em ạ!”…

Có thể nói, bí quyết từ chối nhận việc này không những giải vây được cho bạn không bị sếp giao thêm việc, mà còn khiến sếp hài lòng và đồng nghiệp nể trọng. Sao bạn không thử áp dụng ngay?!

Hạn chế nói lời từ chối qua e-mail

Trong quá trình trao đổi công việc qua e-mail, mạng xã hội, tin nhắn… không ít lần hai bên hiểu sai hay hiểu lầm ý của nhau. Vì thế, nếu muốn khước từ nhận thêm việc, hãy gặp trực tiếp để nói chuyện cho rõ ràng, hạn chế tối đa những hiểu lầm không đáng có!

Tuy nhiên, đôi lúc bạn cũng cần chấp nhận làm thêm những công việc trong phạm vi cho phép để ghi điểm với sếp và giúp cho sự nghiệp thêm thuận lợi.

Những lưu ý khi nói lời từ chối khi bị giao thêm việc

  • Không từ chối ngay khi vừa nghe tên nhiệm vụ
  • Không từ chối khi vừa xảy ra tranh cãi với cấp trên
  • Không từ chối với một thái độ giận dữ
  • Không từ chối bằng cách đưa ra lý do quá chung chung

Như vậy, bạn đã phần nào biết cách từ chối công việc khéo léo ở nơi công sở mà không lo mích lòng sếp hay đồng nghiệp thông qua nội dung mà bài viết vừa chia sẻ. Hãy áp dụng thử những cách trên để thấy ngay hiệu quả nhé! Chúc bạn có được những ngày làm việc thật nhiều niềm vui và tràn đầy năng lượng.